Vài nét về cổng trục

Cổng trục là một máy nâng hạ dạng kết cấu thép thường hoạt động chủ yếu ngoài trời.

Cổng trục được cấu tạo bởi dầm hoặc hệ thống dầm kê trên hai chân đứng, tạo hình dáng giống như một chiếc cổng, hai chân đứng di chuyển dọc theo đường ray đặt cố định trên nền đất hoặc nền bê tông. Mỗi chân cổng được cấu tạo bởi một kết cấu khung cứng tiếp xúc với đất bằng 2 chân được gắn hệ thống bánh xe để có thể di chuyển trên đường ray.

Trên hệ thống dầm được bố trí cơ cấu nâng có thể di chuyển vật nâng theo phương dọc dầm.

cổng trục tại công trường xây dựng

Với khả năng nâng hạ, di chuyển vật nặng từ lên đến 1000T có thể tích cồng kềnh khó vận chuyển cùng chiều cao nâng hạ lên tới 30m, khả năng hoạt động linh hoạt trong phạm vi ray di chuyển và khẩu độ dầm, và đặc biệt cổng trục có thể làm việc trong môi trường khắc nghiệt. Những yếu tố này cho phép cổng trục được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động xây dựng dân dụng và công nghiệp, xây dựng cầu hầm, thủy điện, thủy lợi, nhiệt điện, phục vụ các phân xưởng sản xuất bê tông cốt thép, phân xưởng sản xuất cơ khí đóng tàu, làm nhiệm vụ xếp dỡ hàng hóa tại các cảng sông, cảng biển…

1. PHÂN LOẠI CỔNG TRỤC

1.1. Phân loại cổng trục theo kết cấu ( thiết kế)

  • Cổng trục dầm đơn
  • Cổng trục dầm đôi
  • Cổng trục hai chân cứng
  • Cổng trục một chân cứng một chân mềm
  • Cổng trục có công soon một bên, hai bên
  • Bán cổng trục

1.2.   Phân loại cổng trục theo tên gọi

  • Cổng trục chữ A
  • Cổng trục một dầm
  • Cổng trục hai dầm
  • Cổng trục chạy ray
  • Cổng trục lệch
  • Cổng trục chân dê
  • Cổng trục long môn
  • Cổng trục cẩu container

1.3.   Phân loại cổng trục theo tải trọng, khẩu độ:

  • Cổng trục dầm đơn: 5 tấn, 7.5 tấn, 10 tấn, 15 tấn
  • Cổng trục dầm đôi: 5 tấn, 10 tấn, 15 tấn, 20 tấn, 30 tấn, 50 tấn, 100 tấn, 120 tấn… 500 tấn.
  • Cổng trục có khẩu độ: 5 mét, 10 mét, 15 mét, 20 mét, 30 mét….

1.4.   Một số hình ảnh cổng trục:

cổng trục công xon dầm đơn
cổng trục không có công xon, dầm đơn chiều cao nâng lớn
0942633979