Cầu trục dầm đơn có cấu tạo gồm 01 dầm chính cầ trục , Pa-lăng dầm đơn, Dầm biên (cơ cấu di chuyển của cầu trục) hệ cấp điện Pa-lăng, hệ cấp điện cầu trục, tủ điện điều khiển cầu trục và các thiết bị an toàn.
Cầu trục dầm đơn thường được sử dụng rộng rãi trong các nhà xưởng sản xuất, nhà máy chế tạo và nhiều ứng dụng nâng hạ khác nhờ khả năng linh hoạt, tính gọn nhẹ của mình. Cấu tạo cầu trục dầm đơn gồm nhiều bộ phận nhưng chủ yếu gồm các bộ phận chính sau:
1. Dầm chính cầu trục dầm đơn
Là loại chỉ có một dầm có mặt cắt dạng hộp hoặc I. Palang được treo và di chuyển ở phía dưới cánh dầm.
Dầm cầu trục có mặt cắt dạng hộp thì bên trong dầm có các sườn dọc, tấm vách để tăng độ cứng và ổn định cho dầm cầu, việc chế tạo cũng đòi hỏi tay nghề cao và trình độ chuyên môn của công nhân, đặc biệt xưởng sản xuất cầu trục phải có sàn gá dầm, máy cắt, máy hàn chuyên dụng vv.
Dầm cầu trục có mặt cắt dạng chữ I (tổ hợp, hoặc I cán nóng) cũng cần có gân tăng cứng ở cánh dưới của dầm trong trường hợp I cán nóng chưa đảm bảo chịu tải, việc tạo hình cũng cần phải thẩm mỹ, việc tổ hợp, chấn tôn… cũng phải theo quy trình.
1. Pa-lăng cáp điện dầm đơn
Chúng ta có thể trang bị một bộ hoặc hai bộ Pa-lăng hoạt động độc lập hoặc đồng thời trên cùng một cầu trục, tùy theo từng mục đích sử dụng của khách hàng. Khách hàng cần phải chú ý: Nếu hai Pa-lăng hoạt động độc lập thì cần thiết phải có thiết bị chồng va, lắp đặt trên hai Pa-lăng để tránh việc Pa-lăng va chạm với nhau khi làm việc, gây ra những sự cố đáng tiếc. Tải trọng thiết kế của cầu trục khi đó sẽ bằng tổng sức nâng của cả hai Pa-lăng. Trong trường hợp hai Pa-lăng hoạt động đồng thời, chúng ta cần phải chú ý đến khả năng đồng tốc của hai Pa-lăng.
2. bộ dầm biên
Cơ cấu này bao gồm hai hộp dầm biên có gắn bánh xe, động cơ di chuyển trên mỗi chiếc dầm biên. Dầm biên chế tạo từ thép tấm hoặc thép I, thép H tùy theo tải trọng cầu trục lớn hay nhỏ.
3. Hệ cấp điện pa lăng (hệ điện ngang)
Đối với cầu trục dầm đơn, hệ điện ngang thường được thiết kế dạng sâu đo tức là cáp điều khiển, cáp nguồn đươc treo dưới thanh ray theo kiểu uốn lượn hình sin. Khi mua khách hàng cần chú ý yêu cầu mô tả rõ hệ điện ngang là loại gì vì trên thị trường có nhiều nhà cung cấp thiết kế hệ điện ngang theo kiểu chăng dây thép, xỏ khuyên có chất lượng rất kém, nhanh hỏng.
4. Hệ cấp điện cầu trục
Với hầu hết các tải trọng cầu trục dầm đơn, hệ điện dọc là dạng ray dẫn an toàn 3 pha. Với tải trọng cầu trục từ 1 tấn đến 10 tấn, thường dùng loại thanh dẫn an toàn 3 Pha – 60A, 75A hoặc 100A. Trên thị trường hiện nay có nhiểu nơi bán hệ điện dọc cầu trục, dù vậy chủ yếu khách hàng hay dùng nhất vẫn là các thương hiệu do Đài Loan sản xuất.
5. Tủ điện cầu trụcĐây là bộ phận không thể thiếu của cầu trục dầm đơn. Nó giống như bộ não của chúng ta vậy. Cầu trục có hoạt động tốt hay không, chạy có êm hay hay không, có an toàn hay không đều là nhờ tủ điện của cầu trục. Thông thường, tủ điện cầu trục được gia công, lắp ráp bởi nhà cung cấp trong nước. Tuy vây, khách hàng cần làm rõ các thiết bị dùng trong tủ điện có nguồn gôc xuất sứ rõ ràng hay không. Tránh việc mua phải tủ điện được lắp ráp với các thiết bị mua ở “chợ trời” chất lượng sẽ rất tệ.
6. Hệ ray di chuyển cầu trục dầm đơn
Thông dụng nhất vẫn là kiểu ray vuông, hàn trực tiếp lên dầm đỡ ray là dầm thép. Kích thước ray 30 x40mm, 40x40mm hoặc 40x50mm tùy theo tải trọng cầu trục. Có một số nhà xưởng làm dầm đỡ ray bằng bê tông thì ray chạy cầu trục là loại ray P (như kiểu ray xe lửa). Thường dùng là ray P18, P24.